Khi phân tích cổ phiếu trong phân tích kỹ thuật, một số người chỉ cần nhìn vào giá và khối lượng là có thể nhận định ra xu hướng, điểm mua bán.
Những nhận định chỉ dựa vào giá và khối lượng như vậy cần sự cảm nhận thị trường cao, cộng với kinh nghiệm dồi dào.
Chúng ta, những nhà đầu tư nhỏ không có nhiều người giỏi như vậy, và theo tôi nếu chỉ dựa vào giá và khối lượng mà đưa ra tín hiệu mua bán cũng rất dễ gặp sai sót. Bởi vì không chỉ dựa vào loạt tín hiệu 3 nến mà tôi cần các tín hiệu nhìn ra xu hướng trong dài hạn hơn.
Trong thị trường tài chính, cổ phiếu, tiền ảo, rủi ro luôn tồn tại này, tôi nghĩ ai trong chúng ta cũng từng gặp trường hợp, cổ phiếu vừa mua xong thì sau đó giá lao dốc, thấy giá giảm như vậy phân vân không biết có nên giữ tiếp không?, đến khi giá giảm quá nhiều thì chịu không nổi nữa nên bán tháo ra cho hết, bán xong được một thời gian ngắn giá lại tăng vùn vụt, thấy giá tăng nhiều quá nên mua vào, vừa mua xong thì giá giảm.
Vậy làm cách nào hạn chế sai sót?. Làm thế nào tránh đỉnh, tránh cổ phiếu bị phân phối? Tránh bán ngay đáy?
Chúng tôi đưa ra trang web này để cố gắng giải quyết các vấn đề đó.
Phần phân tích cổ phiếu trong trang web là 1 biểu đồ giá, có các tín hiệu kỹ thuật về giá, có điểm mua, điểm bán, tín hiệu giá gặp rủi ro (yếu đi, có thể do phân phối) sẽ có thể giảm giá vài nến sau, kèm theo đó là các biểu đồ về sóng hay dòng tiền, dao động khối lượng và lực mua bán.
Để có cái nhìn rõ ràng, toàn diện hơn về thị trường hiện tại và cách sử dụng biểu đồ trong quyết định mua bán, chúng ta cần phải biết cách kết hợp các biểu đồ trên lại thành 1 thể thống nhất, với mục tiêu là nhìn ra được trạng thái hiện tại của giá.
Trạng thái cổ phiếu tích cực:
Giá tăng tốt phải đồng nghĩa với giá nằm trên (1)Tenkan, trên (2)StandardLine, trên mây (3)Kumo(SpanA + SpanB).
Giá tăng phải kèm theo Sóng tăng.
Giá tăng phải kèm theo SmartMoney tăng, có thể SmartMoney vượt 10 thì càng tốt.
Giá tăng phải kèm theo dòng tiền tích lũy tăng.
Giá tăng phải kèm theo dao động khối lượng tăng.
Giá tăng phải kèm theo lực mua bán tăng.
Nếu giá tăng, mà Sóng giảm, SmartMoney giảm, dao động khối lượng giảm, lực mua bán giảm, tức là giá tăng mà tiền bị rút ra, thì giá sắp tới sẽ giảm gần như là chắc chắn.
Trên hình, đoạn đầu, giá vượt Tenkan, và StandardLine, coi như khởi động (tốt). Sau khi test thành công, giá tăng lại và vượt mây Kumo(SpanA+SpanB).
Trạng thái cổ phiếu tiêu cực:
Giá giảm xấu đồng nghĩa với giá nằm dưới (1)Tenkan, (2)StandardLine, dưới mây (3)Kumo(SpanA + SpanB).
Giá giảm kèm theo Sóng giảm.
Giá giảm kèm theo SmartMoney giảm.
Giá giảm kèm theo dòng tiền tích lũy giảm.
Giá giảm kèm theo dao động khối lượng giảm.
Giá giảm kèm theo lực mua bán giảm.
A. Các bước đánh giá:
1. Đánh giá tổng quan thị trường: kiểm tra thị trường thông qua kiểm tra VNIndex, VN30, ngoài ra, tôi thường kiểm tra cả VIX index, US Dola index, Downjones index.
2. Đánh giá chi tiết cổ phiếu: kiểm tra các tín hiệu cổ phiếu trong biểu đồ ngày
3. Kiểm tra biểu đồ 1 giờ: xu hướng Sóng và dòng tiền trong biểu đồ 1 giờ.
4. Kiểm tra biểu đồ tuần, để có cái nhìn rõ ràng hơn về xu hướng dài hạn.
Vậy tại sao cần có "bước 3", trong khi đang là biểu đồ ngày, không phải chỉ cần có tín hiệu chart ngày là đủ sao?
Giả sử khi Sóng [1 giờ] này vừa tới sát 80, thì tín hiệu trên biểu đồ ngày [1 ngày] đạt tất cả điều kiện mua.
Như vậy [1 ngày] cho mua, vừa đúng lúc [1 giờ] gần hoặc đạt đỉnh và quay đầu giảm, mà quay đầu từ 80 là quay mạnh, vậy nên, mua ngay khi có giá mua này là không nên, ta hãy kiên nhẫn chờ giá lùi lại theo biểu đồ [1 giờ] cho tới khi thuận tiện.
Biểu đồ [1 giờ] giúp ta tránh cú giảm lùi lại, giúp tránh cảm giác vừa mua đã lỗ.
B. Ta cần phải kiểm tra, đánh giá cái gì khi xem các biểu đồ:
1. Đánh giá biểu đồ giá:
a. Tín hiệu trên biểu đồ giá, xem hiện tại có tín hiệu mua bán hay tín hiệu rủi ro nào xuất hiện trên biểu đồ không,
b. Vị trí của giá so với tenkan, StandardLine, Mây Kumo (SpanA + SpanB). Mục đích là nhìn ra sức mạnh của giá hiện tại (giá còn nằm trên tenkan là còn mạnh). Vị trí của giá so với kháng cự hay hỗ trợ xa hay gần, nằm trên hay nằm dưới.
2. Biểu đồ sóng
a. Xu hướng: Xu hướng sóng hiện tại là tăng hay giảm, bắt đầu tăng hay bắt đầu giảm.
b. Vị trí: Sóng đang ở vùng nào, nếu sóng bắt đầu tăng từ vùng đáy thì thuận lợi cho điểm mua, ngược lại, sóng đang ở vùng đỉnh và có dấu hiệu giảm thì rủi ro tăng cao. Nếu bạn chưa rõ, hãy xem kỹ phần diễn giãi về sóng, tôi có đưa ra vài trường hợp đường đi của sóng mà ta cần chú ý.
3. Dòng tiền Smart Money có khớp với sóng không, có cùng tăng, cùng giảm với sóng không.
4. Dao động khối lượng, sóng tăng thì dao động này cũng phải tăng theo thì an toàn cho việc mua, ngược lại sóng giảm và dao động này giảm thì thuận lợi cho việc bán, do dòng tiền lớn rút ra.
5. Lực mua bán: thông thường, các dao động của lực mua bán sẽ cho tín hiệu trước, nghĩa là nếu thấy sóng nhỏ của lực mua bán tạo thành sóng nhấp nhô, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước trong khi giá tăng ít hoặc không tăng, đồng nghĩa với việc lực bán gia tăng theo kiểu phân phối, (đẩy lực nhẹ rồi rút ra mạnh hơn, sau đó lại tiếp tục đẩy lực nhẹ rồi rút ra mạnh hơn, và cứ thế dòng tiền thấp dần).
Nếu xu hướng lực chính của lực mua bán có tín hiệu giảm đỏ, kèm theo dòng tiền SmartMoney cũng đỏ, sóng chính đỏ, tất cả đồng pha, ta nên cẩn thận.
Cũng có ngoại lệ là trường hợp phía dưới giá có các đường hỗ trợ, giá không giảm nhiều, lùi về hỗ trợ kèm theo lực mua bán giảm thì lại tốt.
Chú ý: đụng kháng cự và rớt là trường hợp mà tôi hay gặp, giá tăng từ dưới lên, tiến tới gần sát kháng cự, cùng lúc đó, sóng yếu dần và quay đầu giảm, dòng tiền rút, tất nhiên sau đó giá sẽ phải giảm, vậy chúng ta nên tránh mua đoạn này, thay vào đó nên sẵn sàng bán.
Ví dụ: Có 1 biểu đồ báo mua, chúng ta đánh giá các tín hiệu,
1. Xuất hiện tín hiệu mua, giá ở cách xa kháng cự, không bị kháng cự cản trở.
2. Sóng từ đáy đi lên, sóng nhỏ nằm trên sóng chính, và còn xa so với đỉnh.
3. Dòng tiền SmartMoney tăng xanh, rất tốt nếu vượt 10.
4. Dao động khối lượng tăng.
5. Lực mua/bán tăng.
Kết luận: cổ phiếu an toàn để mua.
Tóm lại,
Vì giá mua bán đã xuất hiện trên biểu đồ giá, việc còn lại là ta chỉ cần nhìn vào các biểu đồ Sóng, và dòng tiền cũng như các biểu đồ khác để quyết định, tùy theo sở thích của mỗi cá nhân.
C. QA
Tín hiệu trong ngày có thay đổi không, sáng vừa báo bán, cuối ngày lại không thấy nữa:
Có tín hiệu bán, nhưng tôi có lợi nhuận cao rồi, vậy tôi muốn giữ tiếp được không?
Ở bên trên có nói về StandardLine, vì nó vừa là kháng cự hoặc hỗ trợ mạnh, vừa là chỉ hướng, vừa là đường chuyển đổi trạng thái giá từ xấu thành tốt, và ngược lại. Cho nên giá vượt được StandardLine thì tốt, giá rớt xuống khỏi StandardLine thì xấu. Vậy bạn đang có lời nhiều, và giá rớt khỏi StandardLine, mà có tín hiệu bán xuất hiện thì nên bán.
Giá xuất hiện trong biểu đồ giá, có vài loại giá rất mạnh, ta có thể mua hoặc bán dứt khoát, vài loại thì ta quan sát thêm Sóng, dòng tiền.
Chúng tôi cố gắng xây dựng biểu đồ sao cho xuất hiện tín hiệu mua bán tốt nhất với nguyên tắc lãi nhiều lỗ ít, nhưng chắc chắn cũng khó tránh khỏi sai sót trong thị trường biến động rủi ro cao này, và lại, mỗi người mỗi ý, mọi người có thể dựa vào tín hiệu và kết hợp các biểu đồ theo cách của riêng mình.
Hãy thử và quan sát nhiều lần bất cứ phương pháp nào trước khi áp dụng thực tiễn, vì mọi rủi ro đều do bạn tự quyết định.